Ông Thần Tài Địa

400.000₫

- Thần Tài mang ý nghĩa may mắn, sung túc nhưng không ai thờ riêng mà thờ chung cả 2 vị thần. Với mong muốn mảnh đất cư ngụ sung túc, là nơi lộc về. Cuộc sống làm ăn có khá hơn cũng phải nhờ vị thần giữ đất đai cội nguồn. 

- Giá bán 1 bộ gồm 1 ông Thần Tài và 1 ông Địa.

Kích thước
Số lượng
Gọi đặt mua: 0943338989 (24/7)

I - QUY CÁCH SẢN PHẨM

Ông Tài – Địa

H15

H18

   H20   

H22

H25

H28

Chiều cao -cm

15.5-16

18-17

 

22-21.5

25-25

29-29

Chiều ngang - cm

13-14

13-16

 

16-19

18-21

19-29

Chiều rộng (sâu) -cm

10-12

11-11

 

10-13

13-14

20-19

Trọng lượng - kg

0.5-0.5

0.8-0.7

 

1-1.1

1.6-1.7

2.9-3.0

     Gốm Sứ Phùng Gia có thể thay đổi mọi thông số mà không cần thông báo trước.

- Đơn vị tính: Kích thước: cm, Khối lượng: kg

- Hàng sản xuất thủ công nên sai số thực tế có thể ± 10%.   

II - GIỚI THIỆU SẢN PHẨM

1 - Thế nào là men lam trắng

- Men Lam là loại men cổ xưa nhất tại làng nghề Bát Tràng, từ thế kỷ 14 men lam trắng đã được sử dụng rộng rãi tại các nhà lò trong làng nghề. Thợ Bát Tràng sử dụng men lam phủ bên ngoài đồ gốm đồng thời với kỹ thuật dùng bút lông làm công cụ vẽ trên gốm tạo ra các sản phẩm đẹp, có tính thẩm mỹ cao.

- Thế kỷ 17 là giai đoạn men lam kém phát triển tại Bát Tràng, tại thời kỳ này đang thịnh hành dòng men rạn, các sản phẩm hầu như sử dụng men rạn, nếu có thì cũng là kết hợp giữa men lam và men rạn để trang trí sản phẩm. Đến cuối thế kỷ 18, trong đỉnh cao về men rạn, có nhiều sản phẩm kết hợp trang trí giữa men lam và men rạn, lúc này men lam đang dần được khôi phục trở lại.

- Đến thế kỷ 19, men lam được trang trí trên lư, chóe, bình, lọ, lư hương, nậm rượu,… cho đến ngày nay dòng men lam cổ được sử dụng rộng rãi trong nhà lò với nhiều cách thể hiện khác nhau, giúp cho làng nghề Bát Tràng tồn tại mãi với thời gian.

- Để biết rõ hơn về dòng men lam trắng và ý nghĩa của mầu men trong phong thủy xin vui lòng xem tại bài viết " Ý nghĩa men lam trắng trong phong thuỷ"

Đồ thờ men lam trắng tại tư gia khách hàng Phùng Gia:

Bộ đồ thờ men lam trắng nổi - Tư gia cô Thu  - Phố Huế, Hà Nội

Bộ đồ thờ men lam trắng nổi - Tư gia chú Minh - Tam Đảo, Vĩnh Phúc

Bộ đồ thờ men lam trắng nổi - 3 bát hương & phụ kiện tương ứng với ban thờ ngang 2m17

Bộ đồ thờ men lam trắng nổi & lộc bình vuốt tay men trắng xanh - Tư Gia chú Đông - Phố Chùa Láng, HN

Bộ đồ thờ men lam trắng trơn & lộc bình Tứ Quý men rạn đắp nổi  - Tư gia chị Linh - Tây Hồ, Hà Nội

Bộ đồ thờ men lam trắng trơn & lộc bình Phúc Đức 1m6 vẽ tay men xanh ngọc - Tư Gia chị Tuyết - Phú Thuỵ, Gia Lâm, HN

Bộ đồ thơ men lam trắng trơn & Lộc bình Cuốn Thư Tùng Hạc vẽ tay men xanh ngọc - Tư gia Chú Hoan - Nghĩa Đô, Cầu Giấy, HN

Bộ đồ thờ mem lam trắng nổi & lộc bình Tứ Quý vẽ tay men xanh ngọc - Tư gia cô Thịnh - Cổ Nhuế, HN

Bộ đồ thờ men lam trắng nổi với ban thờ treo.

Bát hương men lam trắng trơn.

2 - Ông Thần Tài Địa

     Ông Địa (Thổ Công): Ông Địa hay còn được người dân gọi là Thổ Công, là một vị thần trong coi những mảnh đất mà nơi ông được thờ cúng. Trong mỗi gia đình đều có một vị thổ công trông coi nhà cửa và đất đai, việc thờ cúng thổ công trong mỗi gia đình đã xuất phát từ thời xa xưa vì người dân tin rằng có đất đai thì mới có thể làm nông nghiệp, mới có thể tạo ra áo cơm và có được cuộc sống yên bình. Muốn giữ được đất đai thì phải có một vị thần giúp canh giữ những mảnh đất và thế là từ đó những nhà làm nông nghiệp bắt đầu thờ cúng thổ công.

     Ông Địa có thể xuất hiện dưới nhiều hình dáng và miêu tả khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là hình ảnh vị thần với bụng to, tay cầm quạt mo, vẻ mặt hiền lành miệng cười khoái chí và có lúc thì thổ địa cũng xuất hiện với hình ảnh một ông già râu tóc bạc phơ, mặc áo dài và đội mũ mỏ quạ. Trong Phật giáo ông Địa cũng rất được coi trọng và rất nhiều người Phật tử cũng siêng năng thờ cúng vị thần này.

     Ông thần Tài: Là vị thần giúp trông coi và đem lại nhiều tiền bạc, may mắn về mặt kinh tế cho gia đình, ông thường xuất hiện với hình ảnh một ông già râu trắng bạc phơ, tay cầm vàng thỏi và có nụ cười hiền hậu.

     Thần Tài mang ý nghĩa may mắn, sung túc nhưng không ai thờ riêng mà thờ chung cả 2 vị thần. Với mong muốn mảnh đất cư ngụ sung túc, là nơi lộc về. Cuộc sống làm ăn có khá hơn cũng phải nhờ vị thần giữ đất đai cội nguồn.

III - HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

- Sản phẩm cần phải rửa sạch bằng nước lã, sau đó rửa lần hai bằng cách đun nước gừng rồi pha loãng khoảng 40ºC để rửa sạch lần hai.

- Sau khi rửa sạch thì dùng khăn thấm hút ẩm và phơi khô chỗ thoáng gió, lưu ý nước rửa xong có thể vẩy xung qoanh nhà hoặc đổ ra sân, nên tránh đổ xuống cống

- Sau khi sản phẩm khô ráo thì đặt lên bàn thờ để sử dụng trong nghi lễ thờ cúng

- Cần cẩn thận khi sử dụng, hàng sứ dễ sứt vỡ khi va đập.

Facebook Gốm sứ Phùng Gia Zalo Gốm sứ Phùng Gia Messenger Gốm sứ Phùng Gia 0943338989
popup

Số lượng:

Tổng tiền: