Nậm Rượu - Lam nổi

275.000₫

- Nậm rượu dùng để đựng rượu trong nghi lễ thờ cúng, nậm rượu kết hợp cùng với kỷ chén thờ sẽ thành một bộ dâng rượu hoàn chỉnh.
- Hoạ tiết nổi long chầu thái cực, vẽ tay thủ công tinh xảo màu lam trên nền men trắng, nước men bóng và mọng.
- Giá bán 01 sản phẩm và không bao gồm chân đế gỗ.

Kích thước
Số lượng
Gọi đặt mua: 0943338989 (24/7)

I - QUY CÁCH SẢN PHẨM

 

  H17

  H21

H26

Chiều cao

17

21

26

Đường kính chân

5.5

06

07

Thể tích

 300 ml  

  500 ml  

  700 ml 

Trọng lượng

0.2

0.4

0.5

     Gốm Sứ Phùng Gia có thể thay đổi mọi thông số mà không cần thông báo trước.Ghi chú:

- Hàng sản xuất thủ công nên sai số thực tế có thể ± 10%.

- Đơn vị tính: Kích thước: cm, Khối lượng: kg

II - GIỚI THIỆU SẢN PHẨM

1 - Thế nào là men lam trắng.

- Men Lam là loại men cổ xưa nhất tại làng nghề Bát Tràng, từ thế kỷ 14 men lam trắng đã được sử dụng rộng rãi tại các nhà lò trong làng nghề. Thợ Bát Tràng sử dụng men lam phủ bên ngoài đồ gốm đồng thời với kỹ thuật dùng bút lông làm công cụ vẽ trên gốm tạo ra các sản phẩm đẹp, có tính thẩm mỹ cao.

- Thế kỷ 17 là giai đoạn men lam kém phát triển tại Bát Tràng, tại thời kỳ này đang thịnh hành dòng men rạn, các sản phẩm hầu như sử dụng men rạn, nếu có thì cũng là kết hợp giữa men lam và men rạn để trang trí sản phẩm. Đến cuối thế kỷ 18, trong đỉnh cao về men rạn, có nhiều sản phẩm kết hợp trang trí giữa men lam và men rạn, lúc này men lam đang dần được khôi phục trở lại.

- Đến thế kỷ 19, men lam được trang trí trên lư, chóe, bình, lọ, lư hương, nậm rượu,… cho đến ngày nay dòng men lam cổ được sử dụng rộng rãi trong nhà lò với nhiều cách thể hiện khác nhau, giúp cho làng nghề Bát Tràng tồn tại mãi với thời gian.

- Để hiểu rõ hơn về Ý nghĩa của men lam trắng trong phong thuỷ xin vui lòng tham khảo bài viết " Tại đây"

Đồ thờ men lam trắng tại tư gia khách hàng Phùng Gia:

Bộ đồ thờ men lam trắng nổi - Tư gia cô Thu  - Phố Huế, Hà Nội

Bộ đồ thờ men lam trắng nổi - Tư gia chú Minh - Tam Đảo, Vĩnh Phúc

Bộ đồ thờ men lam trắng nổi - 3 bát hương & phụ kiện tương ứng với ban thờ ngang 2m17

Bộ đồ thờ men lam trắng nổi & lộc bình vuốt tay men trắng xanh - Tư Gia chú Đông - Phố Chùa Láng, HN

Bộ đồ thờ men lam trắng trơn & lộc bình Tứ Quý men rạn đắp nổi  - Tư gia chị Linh - Tây Hồ, Hà Nội

Bộ đồ thờ men lam trắng trơn & lộc bình Phúc Đức 1m6 vẽ tay men xanh ngọc - Tư Gia chị Tuyết - Phú Thuỵ, Gia Lâm, HN

Bộ đồ thơ men lam trắng trơn & Lộc bình Cuốn Thư Tùng Hạc vẽ tay men xanh ngọc - Tư gia Chú Hoan - Nghĩa Đô, Cầu Giấy, HN

Bộ đồ thờ mem lam trắng nổi & lộc bình Tứ Quý vẽ tay men xanh ngọc - Tư gia cô Thịnh - Cổ Nhuế, HN

Bộ đồ thờ men lam trắng nổi với ban thờ treo.

Bát hương men lam trắng trơn.

2 - Nậm rượu - Hồ lô đựng rượu

- Nậm rượu dùng để đựng rượu trong nghi lễ thờ cúng, nậm rượu kết hợp cùng với kỷ chén thờ sẽ thành một bộ dâng rượu hoàn chỉnh.

- Cũng như xôi, thịt, rượu là thứ không thể thiếu trong mỗi mâm cỗ của người Việt vào những dịp lễ lớn, cúng rượu từ xa xưa vốn là tục lệ, là nét đẹp của bao đời nay.

- Rượu là tinh chất được ủ lên men hay chưng cất từ những sản vật do con người tạo nên như gạo nếp, nho, dâu, khoai, bắp,… Chính vì thế, cúng rượu cũng là để tỏ lòng biết ơn thần linh, tổ tiên cho chúng ta cuộc sống như ngày nay để có thể làm ra những của cải vật chất như vậy.

- Không những ngày lễ tết, ngày giỗ hoặc mâm cơm cúng mặn, rượu là thứ không thể thiếu. Dân gian có câu “Vô tửu bất thành lễ”, nghĩa là lễ cúng mà không có rượu thì như không có lễ. Tục cúng rượu cũng có thể xuất phát từ quan niệm đó.

* Một số điều cần lưu ý khi cúng rượu như sau:

- Không để lưu rượu trong nậm dùng cho hết lễ cùng trước, lại dùng tiếp lễ cúng sau. Sau khi lễ cúng xong, hóa vàng rót rượu đổ vào tro tiền vàng, nếu đổ không hết có thể thụ lộc hết.

- Mỗi lễ cúng mới, cần rót rượu mới vào nậm và từ nậm rót rượu ra chén để dâng cúng.

- Ngày lễ thường, mâm cúng ngọt chỉ có hoa quả, có thể cất nậm rượu xuống dưới, khi nào cúng lễ mặn thịt, xôi,… thì mới bỏ nậm rượu lên để cúng lễ.

- Khi thắp hương cúng lễ, nên mở nắp nậm rượu.

III - HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

* Bước 1: Tẩy uế đồ thờ cúng tâm linh.

- Tất cả sản phẩm thờ cúng tâm linh sau khi mua về nên rửa sạch (hoặc lau sạch) bằng nước sạch

- Chuẩn bị hỗn hợp nước rượu-gừng như sau: Giã gừng và dùng khăn để vắt lấy nước gừng nguyên chất, hoặc thái lát mỏng gừng và đun sôi lấy nước.

+ Nếu là gừng vắt lấy nước thì pha với rượu trắng theo tỷ lệ 20% gừng và 80% rượu trắng chúng ta sẽ được hỗn hợp rượu gừng, sau đó pha với nước ấm 40°C lượng vừa đủ để tẩy uế.

+ Nếu là gừng đun sôi lấy nước thì pha với rượu theo tỷ lệ 70% nước gừng (để nguội tới 40°C) và 30% rượu trắng chúng ta sẽ được hỗn hợp rượu gừng cho việc tẩy uế sản phẩm.

- Lưu ý tại sao nên dùng nước rượu gừng?

Quý vị cũng có thể dùng nước ngũ vị hương đóng chai có bán sẵn để tẩy uế, nhưng theo kinh nghiệm Đồ Thờ Phùng Gia tư vấn Quý vị nên dùng hỗn hợp nước rượu-gừng để tẩy uế vì những lý do sau đây:

+ Tẩy uế đồ thờ cúng tâm linh gia đình không nhiều, chủ yếu các sản phẩm nhỏ và số lượng có hạn nên hỗn hợp rượu gừng ít, Quý vị không ngại mất nhiều thời gian và công sức.

+ Tự tay Quý vị chuẩn bị hỗn hợp rượu gừng, sử dụng an tâm hơn nước ngũ vị hương mua sẵn vì xuất sứ từ thiên nhiên và chính tay Quý vị pha chế, ngoài ra còn yếu tố tâm linh đó chính là sự thành tâm khi Quý vị bỏ thời gian và công sức để chuẩn bị, không ngại khó ngại mất thời gian mà sử dụng nước ngũ vị hương tẩy uế có sẵn.

+ Nước tẩy uế ngũ vị hương là một dung dịch được pha chế đóng vào chai có bán sẵn tại nhiều cửa hàng đồ tâm linh, nước ngũ vị hương được sử dụng chính trong việc tẩy uế mùi hôi, thối khi Quý vị bốc mộ, sang cát, cải táng mộ phần cho người thân hoặc lau chùi, tẩy uế sàn, sân, tường khu thờ tự (do bị bẩn, hoặc nước ngập,...). Ưu điểm của nước ngũ vị hương là mùi thơm mạnh, nó có thể át mùi hôi, thối và dễ dàng dùng số lượng lớn (vài chục lít).

+ Từ những phân tích trên, hỗn hợp nước rượu gừng hoặc ngũ vị hương đều có thể sử dụng trong việc tẩy uế đồ thờ.

+ Nước sau khi tẩy uế, không nên đổ xuống cống, rãnh mà nên đổ xuống sông, hồ,.. hoặc tưới cây,... hoặc tưới đều ra sân nhà,.... đều được.

* Bước 2: Làm sạch và khô đồ thờ cúng tâm linh.

- Sau khi tẩy uế xong từ bước 1, để sản phẩm ra vị trí sạch, khô thoáng và dùng khăn sạch thấm hết nước còn đọng lại trên sản phẩm.

- Cẩn thận tránh lối đi lại, hoặc chỗ trẻ em vui chơi có thể làm đổ vỡ hoặc làm bẩn.

* Bước 3: Bày đồ thờ cúng tâm linh lên bàn thờ.

- Sau bước 2, Quý vị bày đồ thờ cúng tâm linh lên bàn thờ theo thứ tự như sau:

+ Bày từ trong ra ngoài, từ giữa sang 2 bên trái phải bàn thờ

+ Bày đồ thờ lên sao cho chỉ chiếm khoảng 40% ÷ 60% không gian trên bàn thờ, không gian còn lại để bày hoa, quả, tiền vàng trong những ngày lễ lớn.

+ Cẩn thận khi bày lên bàn thờ, hàng sứ dễ vỡ khi va đập.

Bước 4: Thắp nén nhang khấn dâng đồ thờ cúng mới đặt lên ban.

- Nếu bàn thờ Quý vị bốc mới bát hương và bày cùng phụ kiện thờ cúng thì không cần khấn dâng báo mới đồ thờ

- Tất cả đồ thờ cúng tâm linh, được đặt lên sau khi đã bốc bát hương Quý vị nên thắp nén nhang khấn khai báo với chư vị thần linh và gia tiên.

Ghi chú:

- Thông tin tâm linh trên web chỉ mang tính chất tư vấn tham khảo, do thờ cúng mang nhiều ý nghĩa văn hóa vùng miền (theo phong tục tập quán nơi sinh sống). Đồ thờ Phùng Gia cố gắng hướng dẫn thông tin một cách khách quan, hợp lý và logic nhất tới Quý vị, để an tâm trong thờ cúng tâm linh Quý vị nên tham khảo thêm ý kiến của người cao tuổi trong gia đình hoặc tại nơi mình sinh sống.

Facebook Gốm sứ Phùng Gia Zalo Gốm sứ Phùng Gia Messenger Gốm sứ Phùng Gia 0943338989
popup

Số lượng:

Tổng tiền: