Lý Ngư Vọng Nguyệt - vẽ màu

3.750.000₫

Xem tranh, treo tranh “Lý Ngư Vọng Nguyệt” trong nhà với ước nguyện mong cầu THÀNH CÔNG, MAY MẮN và HẠNH PHÚC trong năm mới. Vì lẽ đó mỗi độ xuân về, người Việt đều có trong nhà đôi tranh “Lý Ngư Vọng Nguyệt” đó cũng là mong muốn hướng đến những điều tốt đẹp, truyền thống mà ông cha để lại.

Kích thước
Số lượng
Gọi đặt mua: 0943338989 (24/7)

I - QUY CÁCH SẢN PHẨM

 

  KT 115x50  

  KT 97x47  

Chiều cao khung

115

97

Chiều rộng khung

50

47

Kích thước lòng tranh sứ

96x32

78x29

Trọng lượng

10 kg/ bức

8 kg/ bức

Số lượng

2 bức/ bộ

2 bức/ bộ

Gốm sứ Phùng Gia có thể thay đổi mọi chi tiết mà không cần thông báo trước.

- Sản phẩm được sản xuất thủ công nên có sai số ± 10% so với thực tế.

II - GIỚI THIỆU SẢN PHẨM

1 - Thế nào tranh sứ

- Tranh sứ là một dòng tranh được sản xuất từ đất (nguồn đất sạch, không lẫn tạp chất), sau khi trải qua nung ở nhiệt độ cao trên 1200°C, đất kết tinh thành sứ. Sứ có độ bền cứng cao, không thấm nước, chịu mài mòn tốt, ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sinh hóa học bên ngoài tác động vào.

- Họa tiết trang trí trên tranh sứ phong phú và đa dạng, có thể dùng các thủ pháp vẽ mầu khác nhau để bức tranh thêm sinh động hoặc có thể đắp nổi, chạm, khắc trên bề mặt để có những họa tiết hoa văn theo ý muốn. Tranh sứ sau đó được phủ một lớp men bên ngoài bề mặt, giúp cho sản phẩm sáng bóng sau khi nung.

- Cũng như những dòng tranh khác, tranh sứ được treo trong nhà, phòng làm việc, phòng khách, phòng ngủ, phòng thờ,... tùy theo ý nghĩa của mỗi bức tranh mà chúng ta sử dụng sao cho hợp lý.

- Về độ bền tranh sứ có độ bền vĩnh cửu, sau khi nung trên 1200 độ, đất sét tồn tại ở trạng thái kết tinh cao, các hạt đất kết tinh chặt không có nước và không khí trong đó. Tranh sứ không bị ẩm mốc (do không hút ẩm), không bị mài mòn, phai mầu (do hoa văn được phủ lớp men trơ bóng bên ngoài).

- Tranh sứ chịu nén, chịu kéo rất tốt, nhưng khả năng chịu uốn, xoắn kém, chính vì vậy cẩn thận tránh để va đập hoặc rơi sẽ vỡ hỏng tranh sứ.

Hình ảnh sản xuất tranh sứ tại xưởng Phùng Gia

Tranh sứ tại showroom Phùng Gia

 

Tranh sứ tại tư gia khách hàng Phùng Gia

Chị Hiền - Long Biên, Hà Nội

Anh Dương - Gia Lâm, Hà Nội

Bộ tranh sứ Tứ Quý đắp nổi, vẽ màu

Bộ tranh sứ Tứ Quý cổ đồ đắp nổi, vẽ màu

Anh Dương - Thạch Thất, Hà Nội

2 - Ý nghĩa cảnh vẽ Lý Ngư Vọng Nguyệt

- “Lý Ngư Vọng Nguyệt” hay còn gọi với tên khác là “Cá Chép Trông Trăng”. Là dòng tranh dân gian Việt Nam, được sáng tác vào khoảng thế kỷ 18 - 19 trên chất liệu giấy gió. Có nhiều nguồn tin khẳng định rằng “Lý Ngư Vọng Nguyệt” được các nghệ nhân tranh Hàng Trống (Hà Nội) sáng tác, sau đó được sử dụng rộng rãi và tranh Đông Hồ (Bắc Ninh) có sao chép sử dụng lại.

​​​​​​​- Trong văn hóa tâm linh Việt Nam, cá Chép được hình tượng hóa có những sức mạnh thể chất phi thường, có ý trí mãnh liệt và những may mắn cần có trong cuộc sống. Chúng ta có thể gặp hình ảnh cá Chép trong Táo Quân, hay Chép hóa Rồng.

​​​​​​​- Xem tranh, treo tranh “Lý Ngư Vọng Nguyệt” trong nhà với ước nguyện mong cầu THÀNH CÔNG, MAY MẮN và HẠNH PHÚC trong năm mới. Vì lẽ đó mỗi độ xuân về, người Việt đều có trong nhà đôi tranh “Lý Ngư Vọng Nguyệt” đó cũng là mong muốn hướng đến những điều tốt đẹp, truyền thống mà ông cha để lại.

   Để hiểu rõ hơn những ý nghĩa cao quý, tốt đẹp của dòng sản phẩm này, Quý khách vui lòng tham khảo bài viết " Ý nghĩa cảnh Lý Ngư Vọng Nguyệt"

III - HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

​​​​​​​    Tranh sứ được treo cố định trên tường, cân đối, thứ tự treo tranh tứ quý tùy thuộc vào bức tường bên trái hay bên phải cửa chính ngôi nhà mà chúng ta bố trí treo thứ tự lần lượt như sau.

- Với tranh Tứ Quý: Bức gần cửa ra vào sẽ là mùa Xuân, lần lượt tiếp theo sẽ là Hạ, Thu và phí trong cùng là bức mùa Đông

- Với tranh Lý Ngư Vọng Nguyệt: Vì là dòng tranh đối 2 bức, nên việc treo cũng lấy đường tâm trục đứng làm chuẩn và treo đối xứng cao thấp sang hai bên.

    Nếu treo tường trong cùng đối xứng với cửa ra vào, có thể treo tranh Tứ Quý lần lượt từ trái qua phải hoặc từ phải qua trái theo thứ tự Xuân-Hạ-Thu-Đông đều được.

    Một số dụng cụ cần thiết khi treo tranh: Khoan, vít nở, vít màn loại 8-10cm, thước cân bằng thủy, thước dây hệ centimet.

    Sử dụng thước thủy lấy một đường thẳng phía dưới bức tranh sau khi đã đặt ướm thử chiều cao treo bức tranh hợp lý, sau đó dùng thước dây đo khoảng các giữa các bức tranh và dùng khoan bắt vít phía trên đỉnh bức tranh để treo.

 Tranh sứ được đóng chặt trong khung tranh bằng gỗ hoặc bằng composite, tuyệt đối không tự ý tháo rời tranh sứ ra khỏi khung tranh.

  Sau khi đã treo cố định tranh lên tường bằng một hoặc ba đinh vít, chúng ta sử dụng khăn ẩm để lau sạch bề mặt tranh sứ. 

 

Facebook Gốm sứ Phùng Gia Zalo Gốm sứ Phùng Gia Messenger Gốm sứ Phùng Gia 0943338989
popup

Số lượng:

Tổng tiền: