-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
- Bộ Tam sự gồm Đỉnh thờ và đôi hạc thờ chân đồng: Lư hương thường để đốt hương trầm, tạo cho không gian thờ cúng thêm linh thiêng, thanh lọc được không khí, trừ hung khí và lam tỏa cát khí, thể hiện tấm lòng thành của người cúng thờ.
- Hoạ tiết: đắp tỉa nổi thủ công tinh xảo, màu sắc trang nhã & ấm cúng. Đôi hạc thờ đắp nổi kết hợp chân bằng đồng.
I - QUY CÁCH SẢN PHẨM
|
H47 |
H59 |
H70 |
|
Đỉnh |
Chiều cao |
47 |
59 |
70 |
Chiều rộng |
30 |
40 |
60 |
|
Đường kính bụng |
20 |
25 |
35 |
|
Trọng lượng |
5 |
9 |
17 |
|
Chân kê Đỉnh |
Chiều cao |
9 |
10.5 |
12 |
Đường kính |
19.5 |
23 |
26 |
|
Trọng lượng |
1.5 |
2.5 |
3.5 |
|
Đôi Hạc |
Chiều cao |
53 |
55 |
67 |
Chiều rộng |
21 |
21 |
28 |
|
Trọng lượng kg/ 1hạc |
2 |
2.2 |
3 |
Gốm Sứ Phùng Gia có thể thay đổi mọi thông số mà không cần thông báo trước.
- Hàng sản xuất thủ công nên sai số thực tế có thể ± 10%.
- Đơn vị tính: Kích thước: cm, Khối lượng: kg
II - GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
1 - Thế nào là men rạn nổi.
- Men rạn nổi là sự kết hợp của men Rạn và hoa văn đắp nổi trên cùng một sản phẩm tạo thành men rạn nổi. Men Rạn làm nền chính cho sản phẩm, các hoa văn đắp nổi sẽ được trang trí bằng các mầu men khác nhau, tùy theo nhu cầu khách hàng hoa văn nổi có thể là mầu xanh hay mầu vàng,… các hoa văn phụ như mây trôi, chim, hoa, cỏ cũng có thể được vẽ bằng men Ngọc.
- Men Rạn là dòng men nổi tiếng của làng nghề Bát Tràng, do các nghệ nhân Bát Tràng nghiên cứu làm ra, cho đến ngày nay các tài liệu gốm men cổ ở Việt Nam xác nhận dòng men rạn chỉ được sản xuất tại làng gốm Bát Tràng từ khoảng cuối thế kỷ 16 và kéo dài tới đầu thế kỷ 20.
- Các hoa văn họa tiết như hình rồng, phượng, hoa, mây, sóng thủy ba,… được đắp nổi hoặc khắc chìm lên sản phẩm, các hoa văn này sẽ được sử dụng một loại men khác để vẽ lên, có thể là men ngọc, men nâu,… Sự kết hợp giữa các dòng men được người thợ Phùng Gia sử dụng nhuần nhuyễn và cho ra lò những sản phẩm đáp ứng nhu cầu cao của Khách hàng.
Men rạn đắp nổi tại Showroom Phùng Gia
Bộ đồ thờ men rạn đắp nổi tại tư gia khách hàng Phùng Gia.
Anh Dũng - Cầu Giấy, HN
Chị Linh - Hà Nội
Chị Thảo - Bắc Ninh
Chị Nga - Hoàng Hoa Thám, Tây Hồ, HN
Bác Nhất - Nghĩa Đô, Cầu Giấy, HN
Chị Mai Lâm - Đà Lạt
Anh Tùng - Chung Cư MHDI Hà Nội
Anh Bắc - Tứ Hiệp,Thanh Trì, HN
Một số hình ảnh khác tại tư gia khách hàng mời quý khách cùng tham khảo.
2 - Bộ đỉnh hạc men rạn nổi
* Đỉnh
- Được thường dùng ở nhà thờ, từ đương, các đài tưởng niêm, nghĩa trang liệt sĩ, nơi thờ cúng hoặc chùa chiền để thắp hương. Nhưng trong gia đình sử dụng thì được dùng để đốt trầm thơm khi thờ cúng (vì chúng ta sử dụng bát hương để thắp hương, đỉnh để đốt trầm thơm).
- Đỉnh được trang trí nhiều hình thiêng liêng như Lân ở trên nắp đỉnh tượng trưng cho sự thông minh, sức mạnh, để kiểm soát tâm hồn người hành lễ.
- Đôi Rồng đắp nổi hai bên biểu tượng cho sức mạnh, trí tuệ và quyền uy bậc nhất, Rồng được tổng hợp sức mạnh của các con vật khác như Rắn, Hổ, Chim Ưng, Sư Tử, Hươu,.... Rồng mang ý nghĩa tượng trưng cho sự cao quý và sức sống vĩnh hằng.
- Bụng Đỉnh phình to, được đặt trên ba chân đắp nổi đầu rồng. Bụng đỉnh phình to tượng trưng cho sự no đủ, phúc lộc đầy nhà và được đặt trên ba chân mang ý nghĩa bền vững cho muôn đời. Một ý khác cũng có thể hiểu bụng đỉnh phình to giống như sự bao dung, độ lượng, sống có Phúc có Đức mà con người mong muốn hướng tới, đó là những giá trị bền vững mãi mãi giống như nó đang được nâng đỡ bởi ba chân trụ vững chắc vậy.
* Hạc
- Hạc đứng trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm – dương. Hạc là con vật tượng trưng cho sự tinh tuý và thanh cao. Theo truyền thuyết rùa và hạc là đôi bạn rất thân nhau. Rùa tượng trưng cho con vật sống dưới nước, biết bò, hạc tượng trưng cho con vật sống trên cạn, biết bay. Khi trời làm mưa lũ, ngập úng cả một vùng rộng lớn, hạc không thể sống dưới nước nên rùa đã giúp hạc vượt vùng nước ngập úng đến nơi khô ráo. Ngược lại, khi trời hạn hán, rùa đã được hạc giúp đưa đến vùng có nước. Điều này nói lên lòng chung thuỷ và sự tương trợ giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn giữa những người bạn tốt.
- Chim hạc còn gọi là đại điểu hay nhất phẩm điểu là con chim của vũ trụ, của tầng cao, báo hiệu sự chuyển mùa, đại diện cho thế lực siêu nhiên từ trời cao mang tới. Trong hình tượng trang trí, hạc có kích thước lớn, cao với ước mong phát triển của con người; mỏ dài, nhọn như mũi tên của sự vận động; đôi khi nó ngậm ngọc minh châu biểu trưng cho sang quý, hoặc khi ngậm hoa sen thì biểu trưng cho giác ngộ. Trên đầu hạc thường đội đèn nến thể hiện sự tôn thờ ánh sáng chân lý, ánh sáng giác ngộ, xua đi bóng đen đêm tối. Thân hạc hình khum, tượng trưng cho bầu trời, chân cao như cột chống trời.
- Phía dưới hình tượng Rùa được thần thánh hóa với đầu Rồng, đuôi Lân, tượng trưng cho sự khoan dung độ lượng, chăm chỉ, cần cù và luôn nhẫn nại.
III - HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
- Đỉnh Hạc cần được vệ sinh kỹ trước khi đặt lên ban thờ làm lễ
- Sử dụng nước gừng đun sôi hòa với nước lã sao cho khoảng 40°C, sau đó dùng khăn sạch lau cẩn thận
- Đỉnh - Hạc làm bằng sứ nên rất dễ vỡ và sứt mẻ, khi vệ sinh cần cẩn thận từng chi tiết
- Thứ tự đặt đồ thờ trên ban theo trục vuông góc với cạnh dài nhất của bàn thờ như sau: Ngai Ỷ - Đỉnh Hạc - Bát Hương
- Đôi hạc đặt ở hai bên, trên đầu hạc có đội lá sen bằng đồng dùng để thắp nến khi thờ cúng
- Hiện tại nhiều gia đình có sử dụng đỉnh nhưng không đốt trầm, điều đó vô hình làm mất đi tác dụng chính của đỉnh, vì vậy khi đặt đỉnh trên bàn thờ cũng cần tính sao cho khi thả trầm thơm vào trong dễ dàng nhất có thể.
Gốm sứ Phùng Gia cam kết chất lượng Đỉnh Hạc loại 1, không dùng keo gắn những vết nứt trên Đỉnh Hạc, sản phẩm có mầu sắc nhã nhặn, không lòe loẹt phù hợp với không gian thờ cúng trang nhã, thanh tịnh.