-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Ý Nghĩa Hình Ảnh Rùa Trong Tín Ngưỡng Việt
07/03/2022
Ý Nghĩa Hình Ảnh Rùa Trong Tín Ngưỡng Việt
Về mặt sinh học, rùa là loài bò sát lưỡng cư có tuổi thọ cao và thân hình chắc chắn. Nó có thể nhịn ăn uống mà vẫn sống trong một thời gian dài. Rùa không ăn nhiều, nhịn ăn tốt nên được coi là một con vật thanh cao, thoát tục.
Rùa được vẽ trên gốm sứ
Trên bàn thờ ở các đền chùa, miếu mạo, chúng ta thường thấy rùa đội hạc, rùa đi với hạc trong bộ đỉnh thơm ngát và thanh tịnh. Quy đã xuất hiện trong truyện cổ tích từ thời An Dương Vương. Trong tạo hình, người ta bắt đầu thấy Quy từ năm 1126 trong tư cách đội bia ở chùa Linh Ứng, Thanh Hóa, từ đó tồn tại thường xuyên dưới hình thức đội bia; đến tận thế kỷ 15 mới thấy đội hạc.
Rùa Gươm
Quy là vật hợp bởi có cả âm lẫn dương: Bụng phẳng tượng trưng cho đất (âm), mai khum tượng trưng cho trời (dương). Hình tượng rùa đội bia tượng trưng cho hạnh phúc, phát triển và sự chịu đựng. Quy là cao quý, nhiều khi nó là chủ nguồn nước (rùa phun nước thiêng), là một linh vật của đất Phật.
Di Lặc Ngự Long Quy - Rùa đầu Rồng
Là linh vật tốt lành mang ý nghĩa trường thọ, có khả năng chiêu tài hóa sát, trấn trạch, rất lợi về tài lộc, bền vững và thịnh vượng lâu dài. Rùa tượng trưng cho sự trường tồn và bất diệt. Hình ảnh rùa đội bia đá, trên bia đá ghi lại sử sách của dân tộc Việt Nam chứng tỏ rùa là loài vật chuyển tải thông tin và văn hóa. Tuy không phải là con vật của Phật giáo, nhưng rùa cũng là biểu trưng cho sự trường tồn của Phật giáo. Trong một số ngôi chùa thời Lý - Trần, rùa được chạm thành tường bằng đá, làm bệ đội bia. Dáng rùa đầu to, mập, vươn ra khỏi mai, mõm thuôn nhọn, mắt nhỏ, bốn chân khép sát vào thân mai.