-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Ý Nghĩa Hình Ảnh Chim Phượng Hoàng Trong Văn Hóa Tín Ngưỡng
07/03/2022
Ý Nghĩa Hình Ảnh Chim Phượng Hoàng Trong Văn Hóa Tín Ngưỡng
Nhắc đến sư bất tử và tái sinh, người ta không thể không nhắc đến 1 loài chim chỉ có trong truyền thuyết: Phụng hay còn gọi là Phượng Hoàng là sự kết hợp các đặc điểm xinh đẹp nhất của nhiều giống chim: đầu gà, chiếc cổ cao của chim hạc, và bộ đuôi thướt tha rực rỡ của loài công. Phụng (Phượng) là tên con trống, con mái gọi là Loan. Phụng có mỏ diều hâu dài, tóc trĩ, vẩy cá chép, móng chim ưng, đuôi công... Các bộ phận của phụng đều có ý nghĩa của nó: Đầu đội công lý và đức hạnh, mắt tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, lưng cõng bầu trời, cánh là gió, đuôi là tinh tú, lông là cây cỏ, chân là đất. Như vậy nó tượng trưng cho bầu trời, khi nó bay hoặc múa (phụng vũ) là tượng trưng cho sự hoạt động của vũ trụ. Vì thế phụng là hình tượng của thánh nhân, của hạnh phúc. Phượng Hoàng còn là biểu tượng của đức hạnh và duyên dáng, thanh nhã, cũng biểu thị cho sự hòa hợp âm dương. Theo truyền thuyết, nó xuất hiện trong thời kỳ hòa bình thịnh vượng. Tại thời cổ đại, có thể tìm thấy hình ảnh của Phượng Hoàng trong các trang trí của đám cưới hay của hoàng tộc cùng với Rồng.
Phượng Hoàng tái sinh trong ngọn lửa
Trong phong thủy, thân hình của Phượng Hoàng gợi lên năm đức tính của con người:
- Đầu tượng trưng cho đức hạnh
- Đôi cánh tượng trưng cho tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ
- Chiếc lưng tượng trưng cho cách đối nhân xử thế khéo léo
- Bộ ngực là lòng nhân đạo và lòng trắc ẩn
- Phần bụng biểu thị sự đáng tin cậy.
Phượng Hoàng chúa tể loài chim
Nếu rồng có yếu tố dương, tượng trưng cho vua chúa thì phụng lại có yếu tố âm nên tượng trưng cho hoàng hậu. Sinh vật bất tử, vòng đời của chúng không bao giờ kết thúc. Khi bị thương nặng hoặc cảm thấy mình quá già yếu (không dưới 500 tuổi), phượng hoàng sẽ tự xây một cái tổ bằng lông của mình, rồi tự thiêu bằng chính nguồn nhiệt của bản thân. Từ trong đám tro tàn, nó sẽ tái sinh dưới hình dạng một chú chim non. Với khả năng tái sinh này mà Phụng là biểu tượng của cả sự sống và cái chết.
Tranh gốm gắn tường có hình ảnh chim Phụng
Ngày nay, nếu muốn đặt các sản phẩm về Phượng Hoàng trong nhà, hãy đặt chúng ở một chỗ cao, hoặc cũng có thể đặt dọc theo bức tường phía nam ngôi nhà (Phượng Hoàng canh giữ khung trời phía nam).