Ý Nghĩa Của Hình Ảnh Kỳ Lân Trong Tín Ngưỡng

07/03/2022

Ý Nghĩa Của Hình Ảnh Kỳ Lân Trong Tín Ngưỡng


      Kỳ Lân hay còn gọi là Long Mã
    Kỳ Lân được mô tả như có sừng của loài Nai, tai Chó, trán Lạc Đà, mắt Quỷ, mũi Sư Tử, miệng rộng, có thân Ngựa, chân Hươu, đuôi Bò... nhưng linh vật này rất hiền lành theo quan niệm dân gian ta. Lân là linh vật báo hiệu điềm lành, là biểu tượng cho sự nguy nga tráng lệ, sự trường thọ và niềm hạnh phúc lớn lao. 

Hình ảnh thường thấy của Kỳ Lân


     Kỳ lân mang trong mình tất cả những phẩm chất đặc trưng của một con vật nhân từ, theo truyền thuyết, khi di chuyển, nó luôn tránh giẫm lên các loại côn trùng hay cỏ mềm dưới chân mình. Loài Lân không bao giờ ăn thịt hay làm hại bất cứ con vật nào, đặc biệt nó không bao giờ uống nước bẩn, nó chỉ ăn cỏ, nên có tên gọi khác là Nhân thú. Kỳ lân có tính linh, khi có vua chúa, thánh nhân xuất thế cứu đời thì nó sẽ xuất hiện báo trước điềm lành, sắp có thái bình thịnh vượng. 

Quan niệm dân gian Việt Nam về Lân 
 
     Lân theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, tượng trưng cho sự thái bình, yên ổn. Lân cũng tượng trưng cho lộc phúc, may mắn, thịnh vượng. Chúng có dung mạo kỳ dị, là hình tượng nghệ thuật được thêu dệt từ trí tưởng tượng của người xưa nhưng đồng thời ẩn chứa trong đó một sức mạnh tâm linh to lớn. Lân thường được thấy với tư cách đội tòa sen làm chỗ dựa cho Văn Thù bồ tát hay các Hộ Pháp. Nhiều khi ngồi trên đầu cột cổng hay xuất hiện trên mái nhà. 
Tượng sứ Kỳ Lân.
Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi
Facebook Gốm sứ Phùng Gia Zalo Gốm sứ Phùng Gia Messenger Gốm sứ Phùng Gia 0943338989
popup

Số lượng:

Tổng tiền: