Ý Nghĩa Cây Tùng Trong Văn Hóa Tín Ngưỡng Việt

08/03/2022

Ý Nghĩa Cây Tùng Trong Văn Hóa Tín Ngưỡng Việt


     Ở Việt Nam chúng ta phân biệt giữa cây Tùng, cây Bách, cây Thông, nhưng bên Trung Quốc họ gọi tất cả những cây đó là cây Tùng. Họ phân biệt mấy loại đó bằng Tùng la hán, Tùng mã vĩ (Thông đuôi ngựa),...

     Nếu các bạn có dịp đi các vùng tây bắc hoặc đông bắc của Việt Nam, các bạn sẽ thấy các loại cây này mọc ở những mỏm núi chênh vênh, chịu nhiều sương gió, bão tuyết mà không chết không đổ, sức chịu đựng khí hậu, mọc ở những nơi khô cằn, đất thiếu dinh dưỡng, nhưng sức sống của cây thì rất mãnh liệt, luôn vươn thẳng lên trời. Cây Tùng là loài cây thực vật hạt trần, có thể phán tán hạt trong gió thuộc nhóm thực vật lá kim, quanh năm xanh tốt, không rụng lá, rễ bám sâu vào trong vách núi.

Cây Tùng trong cảnh Tùng Hạc Diên Niên


    Trong truyện Tào Tháo đời Tam Quốc có nói đến chuyện 1 cây Tùng già cổ thụ, đường kính mấy chục người ôm. Nhiều người muốn chặt nhưng không chặt được, Tào Tháo khiếp sợ và phong cho cây Tùng là Trượng phu Tùng. Có phong quan và treo mũ tượng trưng. Vậy có thể nói cây Tùng tượng trưng cho hình ảnh con người, mong ước của con người được trở thành các Bậc Trượng Phu hay Đại Trượng Phu.

Cây Tùng được sử dụng rộng rãi trong gốm sứ Bát Tràng
 


     Vậy, thế nào gọi là đại trượng phu? Ngày xưa thầy Mạnh Tử giảng về đại trượng phu như thế nào? Thầy giảng là "Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất," ai theo được như vậy thì gọi là đại trượng phu.

     "Phú quý bất năng dâm" nghĩa là giàu sang mà không dâm... Người giàu có, lắm tiền bạc, thế lực lớn, thường chẳng biết giữ phép tắc, không chịu kiểm soát hành vi của mình, hóa thành dâm loạn. Tuy nhiên, nếu quí vị cũng ở trong hoàn cảnh giàu sang, mà không có hành vi dâm loạn, biết giữ quy củ, chất phác thực thà, thì quí vị không vi phạm luật pháp của thế gian, chẳng phạm tới luật pháp của cõi trời, cũng chẳng phạm vào luật pháp của địa ngục. Ðó là phú quý bất năng dâm.

     "Bần tiện bất năng di" nghĩa là nghèo mà không đổi. Người ta khi nghèo khó thì mất cả chí khí, chẳng từ một thủ đoạn nào, cốt sao mánh lới cho tinh khôn; đối với người giàu thì nịnh hót, kẻ nghèo thì khinh khi, làm những hành vi hạ tiện. Tuy nhiên, nếu quí vị nghèo nhưng chí nguyện của quí vị không đổi, quí vị xử sự với đời như một chính nhân quân tử, quang minh lỗi lạc, giữ đúng nhân cách tuyệt vời, đầy đủ chí khí, không chịu đi vào chỗ bùn nhơ. Ðó là bần tiện bất năng di.

     "Uy vũ bất năng khuất" nghĩa là uy vũ không khuất phục được. Uy vũ tức là dùng thế lực. Không chịu cúi đầu tùng phục trước bất cứ một thế lực nào, một quyền lực nào, người đó là đại trượng phu.

     Trên đây là nói về người đại trượng phu trong thế gian. Trong bài ca, danh từ này dùng để chỉ bậc đại trượng phu xuất thế gian. Trong tâm của đại trượng phu xuất thế thì chẳng có giàu sang, mà cũng chẳng có nghèo hèn, chẳng có quan niệm về giai cấp, về quyền lực; quan niệm về mình về người cũng chẳng còn nữa; trong tâm chẳng còn gì, quan niệm về uy vũ chẳng có, những chuyện thế gian đã được gội sạch, chỉ còn lại là cái phong thái đội trời đạp đất, thông suốt thiên địa, trong cái hào khí triền miên, và cái thái độ chính đại quang minh đầy ắp vũ trụ. Mọi ý niệm phải trái của người với của ta đã im bặt, những chuyện dính mắc thuộc loại này không còn nữa. Vậy thì người đó còn sự hiểu biết chăng? Còn hiểu biết. Cái gì cũng hiểu biết cả có điều là họ không đi ngược lại đạo lý. Những bậc đại trượng phu ấy, họ nhờ vào cái gì vậy mà có thể "giàu sang không dâm, nghèo hèn không đổi, quyền uy không thể khuất phục"? Bởi trong tâm của họ không còn cặn bã, không có thứ gì làm vẩn đục tâm của họ. Như vậy đó, hình ảnh cây Tùng chính là hình ảnh của một bậc Đại Trượng Phu.

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi
Facebook Gốm sứ Phùng Gia Zalo Gốm sứ Phùng Gia Messenger Gốm sứ Phùng Gia 0943338989
popup

Số lượng:

Tổng tiền: