-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Nghi Lễ Thờ Cúng Tổ Tiên Trong Ngày Làm Nhà, Động Thổ Như Thế Nào?
09/03/2022
Nghi Lễ Thờ Cúng Tổ Tiên Trong Ngày Làm Nhà, Động Thổ Như Thế Nào?
Dân gian cho rằng “Đất có thổ công, sông có Hà bá”, do vậy những công việc liên quan đến đất đai như: thiết kế công trình, xây dựng hoặc sửa chữa nhà cửa… đều nên có lễ kêu cầu mong cho công việc được trôi chảy (có kiêng có lành). Hãy cùng Gốm Sứ PHÙNG GIA tìm hiểu về nghi lễ thờ cúng này!
Cụ Ông chuẩn bị làm lễ động thổ
1. CHỌN NGÀY GIỜ LÀM NHÀ - ĐỘNG THỔ & CHUẨN BỊ ĐỒ LỄ
Chọn ngày, giờ tốt phù hợp với tuổi người chủ công trình. Phải là những người có sao tốt chiếu như: ngày hoàng đạo, ngày sinh khí, lộc mã, phúc sinh, giải thần… tuyệt nhiên tránh rơi vào ngày hắc đạo, sát chủ, thổ cẩm.. còn giờ thì phải là giờ hoàng đạo.
Trước giờ khởi công, gia chủ sắm biện lễ vật, thường gồm: hương hoa, trầu quả , tiền vàng, rượu thịt… đặt lễ lên mâm có kê đôn tại khu đát xây dựng để làm lễ.
Gia chủ cẩn trọng mời thầy chùa về làm lễ động thổ
2. THỰC HIỆN NGHI LỄ:
Sau khi hương đèn đã thắp (Hương thắp 7 nén), gia chủ vái 4 phương (mỗi phương 4 vái) rồi quay mặt vào mâm lễ đọc văn khấn. Khi tàn hương (Hương đã cháy hết 2/3 là được) hóa tiền vàng, rắc muối gạo 4 phía, rồi đào, cuốc mấy nhát nơi định làm, gọi là động thổ, mở đầu cho việc thi công đào móng. Lễ vật sau khi cúng, xôi và gà được dùng vào bữa ăn chính. Rượu cúng sau khi phun vào than hồng của vàng mã, gia chủ rót rượu mời mọi người (tham gia xây dựng công trình) cùng uống, rồi cùng ăn hoa quả trong không khí vui vẻ của ngày động thổ.
Trường hợp người chủ gia đình không được tuổi làm nhà, nhưng do thời gian và điều kiện cấp bách không thể lui được thì phải MƯỢN TUỔI LÀM NHỜ Khi động thổ, người mượn tuổi phải thay gia chủ thực hiện nghi lễ khấn và động thổ. Tất nhiên lúc này gia chủ phải lánh khỏi nơi làm nhà từ 50m trở lên. Sau khi hoàn tất công việc động thổ mới trở về. Nếu là nhà cao tầng, các kỳ đổ mái tầng một, tầng hai.. và tầng cuối cùng, người mượn tuổi phải tiếp tục thực hiện nghi lễ cúng khấn. Lúc cúng khấn gia chủ vẫn phải lánh mặt.
Một số hình ảnh làm lễ động thổ xây mới nhà cửa công trình
Khi nhập trạch: lúc xây xong nhà, người mượn tuổi phải làm đủ tục dâng hương cúng lễ, khấn thành lời bàn giao nhà cho gia chủ. Gia chủ khấn nhận bàn giao nhà theo nghi lễ trước khi vào nhà mới.
Cần phải nói thêm rằng, trong đời người không thể tránh được việc có lúc phải di chuyển nhà, và những người dân ở đô thị thường hay có trường hợp này. Khi chuyển đến chỗ ở mới phải đặc biệt chú ý tới một số vấn đề dưới đây:
- Phải chọn ngày tốt, giờ tốt để dọn đến nhà mới.
- Khi chuyển nhà, mọi việc chuyển đồ của mình đến nhà mới phải do chính tay mình hoặc người của gia đình chuyển, toàn gia đình không thể tay không đến nhà ở mới. Ngày nay thì việc thuê bên thứ 3 vận chuyển được sử dụng nhiều, để đảm bảo đủ nghi lễ bản thân gia chủ và người nhà cũng cần tham gia vào việc vận chuyển.
- Bài vị tổ tiên, thần linh phải được làm trước và phải do gia chủ tự cầm đến nhà mới. những người khác trong gia đình đi theo sau vào nhà, mỗi người đều phải cầm trong tay một vật mang tính của cải tiền nhà gia đình.
- Thời gian vào nhà phải là buổi sáng sơm, buổi giữa trưa hoặc trước lúc mặt trời lăn. Tránh đến nhà mới vào buổi tối.
- Khi vào nhà mới, vật đầu tiên mang vào là cái chiếu mà gia đình đang sử dụng, sau đó là bếp lửa. không nên mang bếp điện vì bếp điện có tinh mà không có tướng( tức chỉ có nhiệt mà không có ngọn lửa), chổi quét nahf, gạo, nước… và các lễ vật để cúng thần linh xin nhập trạch và xin phép thần linh rước vong linh gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng.
Lễ vật được để lên abn hoặc mâm kê vào chỗ nào đó mà có hướng đẹp với gia chủ thắp nhang vào 1 bát nhang làm tạm thời. thắp nhang và khấn lễ, tiêp ngay sau đấy gia chủ châm bếp và đun nước.
Khấn thần linh với nội dung sau:
- Xin nhập vào nhà mời
- Xin lập bát nhang thờ thần linh
- Xin phép thần linh cho rước vong linh gia tiên nhà mình về nơi ở mới này để thờ phụng.
Bái tạ sau khi khấn làm lễ động thổ
Chú ý:
- Nước đung trên bếp lần đầu tien ở nhà mới phải để cho sôi 5- 10 phút lâu hơn càng tốt, mới tắt lửa. Đun nước mục đích là để khai bếp, pha trà dâng thần linh và gia tiên. Nếu có khách, có thể lấy nước đó pha trà nước mời khách.
- Nếu chỉ nhập trạch lấy ngày tốt, chưa có nhu cầu ở ngay thì gia chủ phải ngủ một đêm tại nhà mới.
- Khi khấn thần linh xong, gia chủ làm lễ cáo yết gia tiên rồi mới dọn dẹp đồ đạc.
- Sau khi dọn xong, để cầu bình yên, toàn gia phải có tổ chức lễ bái tạ tổ tiên và thần phật.
- Nếu trường hợp nhà có người mang thai thì tốt nhất là không nên dọn nhà. Trong trường hợp cấp bách không thể không dời nhà, nên mua một cái chổi mởi tinh để đích thân người mang thi quét dọn qua các đồ đạc một lượt rồi mới chuyển. như vậy mới không phạm tội “ thần thai”
- Những người giúp dọn nhà không được là người cầm tinh con hổ.
Trên đây là một số điều cần thực hiện (theo tập quán) nhằm giữ gìn sự hanh thông, bình an cho mọi nhà, bách bệnh không phát sinh, tài vận tiến đến, cả nhà vui vẻ.
Dù công trình xây dựng lớn hay nhỏ đều không thể bỏ qua phần nghi lễ động thổ
3. MẪU VĂN KHẤN LỄ ĐỘNG THỔ
(Tài liệu được trích dẫn theo "Nghi Lễ Thờ Cúng Tổ Tiên" - Chủ bút Đại đức THÍCH MINH NGHIÊM, được chép lại bởi Gốm Sứ Phùng Gia)
Hôm nay là ngày…… tháng…. Năm (âm lịch)
Hiện tín chủ ở tại số nhà.... Phố…….. phường…..Quận …. Thành phố( tỉnh)…
Tín chủ là……… cùng với toàn gia nhất tâm công việc xây dựng công trình nhà ở (hoặc tu tạo nhà cửa).
Nay chọn ngày lành, tháng tốt làm lễ khởi công động thổ.
Kính cẩn sắm biện hương hoa, trầu nước, lễ vật,....
Lòng thành tâu lên đức Thần Linh bốn cõi.
Trộm nghĩ rằng:
Tôn thần cai quản lãnh thổ, hùng cứ một phương
Thông minh sáng lạn, thương đến dân lành
Chứng giám lòng thành, giám lâm lễ bạc
Giúp cho tín chủ thuận lợi dựng xây
Một thời xây dựng, muôn năm trường tồn
Cửa nhà mát mẻ, công việc hanh thông
Người an vật thịnh.
Kính mong đại đức, nhất xá bá ơn
Kính mong bản xứ tôn thần
Chính trực vô tư, âm thầm phù hộ.
Kính cẩn dâng lời.
Cẩn cáo!
Lễ được đặt ngay trên côt gạch
(Tài liệu được trích dẫn theo "Nghi Lễ Thờ Cúng Tổ Tiên" - Chủ bút Đại đức THÍCH MINH NGHIÊM, được chép lại bởi Gốm Sứ Phùng Gia)