-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
I - THÔNG SỐ KỸ THUẬT
STT |
|
Dáng truyền thống |
Dáng béo |
Dáng cổ |
|||
1m4 |
1m6 |
1m8 |
1m5 |
1m8 |
1m7 |
||
1 |
Chiều cao (không kỷ) |
127 cm |
142 cm |
165 cm |
137 cm |
163 cm |
160 cm |
2 |
Đường kính miệng |
35 cm |
37 cm |
41 cm |
39 cm |
44cm |
40 cm |
3 |
Đường kính cổ |
17 cm |
18 cm |
20 cm |
19 cm |
21 cm |
18 cm |
4 |
Đường kính bụng |
39 cm |
42 cm |
48 cm |
46.5 cm |
52 cm |
47 cm |
5 |
Đường kính chân |
26 cm |
27 cm |
31 cm |
28 cm |
32 cm |
32 cm |
6 |
Trọng lượng (kg/chiếc) |
27 |
30 |
35 |
35 |
45 |
38 |
Ghi chú:
- Mọi thông tin trên cơ thể thay đổi mà không cần phải báo trước
- Do hàng thủ công, nên thông tin trên có thể sai số ± 10%
II - HƯỚNG DẪN CHỌN LỘC BÌNH
Với những tác dụng tốt của Lộc bình như tượng trưng cho sự sung túc về tiền bạc, chiêu tài hút lộc, sự sinh sôi nảy nở, phát triển những điều mới mẻ, đem lại may mắn và cát khánh cho gia đình,... Thì việc lựa chọn một đôi lộc bình hợp lý với không gian thờ của gia đình là điều rất quan trọng.
Vậy làm chọn lộc bình như thế nào là hợp lý?
Quý khách vui lòng xem chi tiết tại " Nên chọn lộc bình như thế nào?"
III - Ý NGHĨA SỬ DỤNG LỘC BÌNH TRONG THỜ CÚNG
Lọ lộc bình được thiết kế có hình dạng rất đặc trưng, chân thon nhỏ, thân thì phình to, cổ thắt lại, trên miệng loe rộng. Trong phong thủy, lọ lộc bình mang ý nghĩa tượng trưng cho sự sung túc về tiền bạc, phát tài phát lộc, sự sinh sôi nảy nở, sự phát triển những điều mới mẻ, may mắn và cát khánh đồng thời nó cất giữ, bảo quản tài sản và của cải cho gia chủ.
Tại sao lọ lộc bình lại có ý nghĩa sâu sắc như vậy? tại sao trong mỗi bàn thờ gia tiên của người Việt đều có 1 đôi lộc bình bày hai bên tủ thờ như vậy?
Xin vui lòng tham khảo bài phân tích " Ý nghĩa lọ lộc bình trong thờ cúng"
Mời quý khách tham khảo nét vẽ mộc Lộc bình Tứ Quý tại xưởng PHÙNG GIA.
Lộc bình Xuất xưởng tại showroom Cầu Giấy
Lộc bình Tứ Quý tại tư gia khách hàng PHÙNG GIA.
Lộc bình Tứ Quý 1m6 tại tư gia anh Hoàng Hoan - Mê Linh, HN
Anh Vọng - Thị xã Phúc Thọ 1
Anh Huy - Thuỵ Khuê, Hà Nội
Anh Tuấn - Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, HN
Anh Đình Doanh - Thái Bình
Chú Minh - Văn Phú, Hà Đông
IV - Ý NGHĨA CẢNH VẼ TRÊN LỘC BÌNH
Tứ Cảnh(Tứ Quý) hay còn gọi là Tứ Bình vẽ bốn mùa của trời đất trong năm gồm MÙA XUÂN - MÙA HẠ - MÙA THU - MÙA ĐÔNG. Bộ Tứ Cảnh không chỉ để trang trí mà còn mang ý nghĩa đem lại May mắn, Hạnh phúc, Phú quý và Trường thọ cho gia chủ.
Trong bộ cảnh tứ quý mỗi mùa được tượng trưng bởi một loại cây, loài hoa ví như:
- Mùa xuân: hoa Mai, hoa Lan, hoa Đào
- Mùa hạ: hoa Sen, hoa Hồng, hoa Lựu, cây Tre, cây Trúc
- Mùa thu: hoa Cúc, hoa Mẫu đơn
- Mùa đông: cây Tùng, cây Bách, cây Thông
Mỗi loài hoa, loài cây lại sẽ được ghép tương ứng với một loài chim. Vẽ hoa ấy phải đi với chim ấy mới là đúng quy tắc, đúng luật. Như vẽ hoa Mai phải vẽ với chim Khổng Tước(chim Công); cây Tre - Trúc phải vẽ với chim Phượng Hoàng hoặc chim Sẻ; hoa Cúc với Gà hoặc chim Trĩ; cây Tùng vẽ với chim Hạc
Quý khách vui lòng xem chi tiết bài viết " Ý nghĩa Tứ Quý trong đời sống tâm linh Việt"
V - Ý NGHĨA LOẠI MEN TRÊN LỘC BÌNH
Trong phong thủy, men có mầu xanh nhạt (gần giống với xanh da trời - blue) trong ngũ hành tượng trưng cho tính THỦY. Theo ngũ hành tương sinh tương khắc thì mầu men của sản phẩm sẽ dưỡng gia chủ mang mệnh MỘC và khắc gia chủ mang mệnh HỎA, với gia chủ mệnh THỦY, KIM, THỔ là trung tính.
Quý khách vui lòng xem chi tiết bài viết " Ý nghĩa men xanh ngọc"
Chú ý. Thông tin Phong Thủy chỉ mang tính chất tham khảo, giúp quý Khách hàng hiểu hơn về sản phẩm, không mang ý nghĩa quyết định hay hỗ trợ cuộc sống của quý Khách hàng.